Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Leonardo De Vinci và một số bức hoạ nổi tiếng của ông

Leonardo di ser Piero Vinci ( 15/04/1452 Anchiano, Italia - 02/05/1519 Amboise, Pháp )
Ông là một hoạ sĩ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý,
Ý nghĩa tên của ông là: " Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci" 
Những tác phẩm nổi tiếng của ông 


1. Bức "Mona Lisa " ( Bảo tàng Louvre, Paris )




2. The last supper  ( Tiếng Ý Il Cenacolo hay L' Ultima Cena )

Tác phẩm được sáng tác trong vòng 7 năm  từ năm 1495. 
Bức bích hoạ miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria tại thành phố Milano.
Đây là bức tranh miêu tả bữa ăn cuối cùng của chúa Jesus với các môn đồ trước khi ngài chết.
Bức tranh mô tả lại một chương trong sách Kinh thánh rằng Judas - một trong số các môn đệ của chúa Jesus đã tố giác chúa Jesus với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình để đổi lấy 30 thỏi bạc.
Trong bức tranh, chúa Jesus đang nói với các môn đồ rằng: "Trong các người có người muốn bán rẻ ta ".
Những điểm thú vị trong bức tranh:
- Chúa Jesus ngồi ở giữa bàn, tay trái đặt ngửa, tay phải lật sấp cùng lúc đưa ra lời phán. Câu nói của chúa Jesus gây ra các phản ứng khác nhau trên khuôn mặt và hành động của các thánh tông đồ. 
Trong đó có một người là Judas - vị tông đồ thứ 13 trong số 13 người xuất hiện trong bức tranh.  Judas là môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả ra sau, tay nắm chặt túi tiền. Sự tương phản về vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị của Jesus, cũng như hình ảnh khoảng sáng tối sau lưng chúa Jesus trái ngược hoàn toàn với khoảng tối tăm phía sau Judas được cho là đã biểu đạt được sự căm thù của tác giả với cái ác và sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.
- Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy vị tông đồ ngồi bên phải chúa Jesus rất giống một người phụ nữ.
- Ở ngay sau lưng Judas, có một bàn tay giơ ra, nắm một con dao găm. Bàn tay này hoàn toàn không thuộc về bất kỳ nhân vật nào trong bức tranh. Tuy nhiên theo những hình ảnh rõ ràng hơn của bức tranh thì đó là tay phải của thánh Phêrô.


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

My favorite picture - Poitrait de Mademoiselle Irene Cahen d' Anvers - 1880




Portrait de Mademoiselle Irene Cahen d' Anvers - 1880

Bức tranh thu hút mình nhất từ trước tới nay.

Ngày còn nhỏ, mình chỉ có thể ngắm nó từ một tờ giấy nhỏ chỉ nhỉnh hơn lòng bàn tay được cắt ra từ cuốn lịch treo tường của gia đình. Bức tranh nhỏ được dán kín nilon, lồng thêm bìa cứng và được đặt ngay ngắn trên nắp cặp sách học sinh ngày đi học.
Cô gái trong bức tranh cuốn hút mình ngay từ lần đầu tiên mình trông thấy cô ấy. Cô ấy đẹp từ đôi mắt buồn, những sóng tóc được vẽ mượt mà không thể chê được,tới bộ trang phục sang trọng mà lịch thiệp của cô. Mình mê màu sắc và thần thái của cô ấy trong tranh.

Mãi sau này mình mới biết được thêm đôi chút về bức tranh này :)


Bức " Mademoiselle Irene Cahen d`Anvers " (Little Irene) là tranh sơn dầu trên vải - tác phẩm của hoạ sĩ Pierre-Auguste Renoir, được sáng tác năm 1880.

Cô gái trong bức chân dung này là Irene Cahen d'Anvers sinh năm 1872 mất năm 1963. Cô là con gái của giám đốc ngân hàng gốc Do Thái Louis Cahen d'Anvers tại Paris.

Vào thời điểm đó, hoạ sĩ Renior đã vẽ chân dung cho nhiều gia đình Do Thái ở Paris, và gia đình Cahen là một trong những người giàu nhất ở đó. Sau khi hoàn thành bức chân dung của Irène, gia đình Cahen quyết định rằng họ không thích nó, họ yêu cầu Renior vẽ hai em gái của Irene là Alice và Elisabeth. Sau khi ông đã hoàn thành bức chân dung, Louis Cahen trả Renoir 1.500 franc cho cả hai bức tranh (ít hơn giá trị thực của hai bức tranh ngay tại ở thời điểm đó) và thậm chí ông còn treo bức tranh tại phòng của người giúp việc trong nhà. Renoir đã rất tức giận.


Cuối năm 1946, bức chân dung bắt đầu xuất hiện trong các buổi triển lãm tại Đức và Thuỵ Sĩ . Irene mua lại bức tranh và vào năm 1949, Irène bán bức tranh cho Emil Georg Bührle.


Sau cái chết của Emil Georg Bührle vào năm 1956, bức chân dung cuối cùng đã được trao cho Quỹ EG Bührle ở Zurich.

Incoterms 2010 - Transfer of risk from the seller to the buyer






Nguồn: Google.com

ASEAN

1. ASEAN là gì ? 
ASEAN - HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS.
Là tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á
Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên.
ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với năm quốc gia thành viên đầu tiên là: Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
Tính đến năm 2009, ASEAN đã kết nạp hầu hết các quốc gia Đông Nam Á làm thành viên (trừ Đông Timor). ASEAN đã chấp nhận Timor Leste và Papua New Guinea làm quan sát viên, và đang xem xét đơn xin gia nhập của Timor Leste.
2. Các nước thành viên của khối ASEAN

STT
Quốc gia
Thủ đô
Diện tích (km2)
Dân số 
(năm 2008)
Tiền tệ
Ngôn ngữ chính thức
Ngày 
kết nạp
1
Brunei
Bandar Seri Begawan
5.765
401.890 (2011)
Brunei dollar
(BND)
Malay
07/01/1984
2
Cambodia
Phnom Penh
181.035
13.388.910 (2008)
Cambodian riel (KHR)
Khmer
30/04/1999
3
Indonesia
Jakarta
1.904.569
237.556.363 (2010)
Indonesian rupiah (IDR, Rp)
Indonesian
08/08/1967
4
Laos
Vientiane
236.800
6.477.211
Lao kip (LAK)
Lao
23/07/1997
5
Malaysia
Kuala Lumpur
329.847
27.565.821
Malaysian ringgit (MYR, RM)
Malay
08/08/1967
6
Myanmar
Naypyidaw
676.578
58.840.000 (2010)
Myanmar kyat (MMK, K)
Burmese
23/07/1997
7
Philippines
Manila
300.000
101.833.938 (2011)
Philippine peso (PHP)
Filipino, English
08/08/1967
8
Singapore
Singapore
707.1
5.076.700(2010)
Singapore dollar (SGD)
Malay, Mandarin, English, Tamil
08/08/1967
9
Thailand
Bangkok
531,115
66.720.153 (2011)
Thai baht (THB)
Thai
08/08/1967
10
Vietnam
Hanoi
331.690
90.549.390 (2011)
Vietnamese đồng (VND)
Vietnamese
28/07/1995

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Member_states_of_the_Association_of_Southeast_Asian_Nations

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Tổng sản lượng quốc gia

GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh ) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
Mười nước có GNP lớn nhất (2004) (tỷ giá hối đoái)
CountryGNP (triệu USD)
1Hoa Kỳ10.945.792
2Nhật Bản4.389.791
3Đức2.084.631
4Anh1.680.300
5Pháp1.523.025
6Trung Quốc1.417.301
7Ý1.242.978
8Ca-na-đa756.770
9Tây Ban Nha698.208
10Mexico637.159
Nguồn: Ngân hàng Thế giới [1]
Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian 
(a). Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó lại là sản phẩm cuối cùng
(b). Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhập quốc gia.
 Ví dụ, trong trường hợp (a) của chiếc lốp, giá trị của nó đã được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô và sau đó một lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu dùng.
Người ta chỉ tính những sản phẩm được sản xuất mới. Việc kinh doanh những hàng hóa đã tồn tại trước đó, chẳng hạn ô tô cũ, không được tính, do những mặt hàng như vậy không tham gia vào việc sản xuất của các sản phẩm mới.
Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. 
Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ. Lương của công nhân người Việt là một phần của GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ.

Công thức tính

Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu:
GNP = C + I + G + (X - M) + NR
  • C = Chi phí tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình)
  • I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư trên lãnh thổ 1 nước)
  • G = Chi phí tiêu dùng của chính phủ
  • X = Kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ
  • M = Kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ
  • NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng)

GNP hay GNI

GNI là từ viết tắt của Gross National Income, tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và các loại thuế gián tiếp và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá trị của thuế gián tiếp.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_s%E1%BA%A3n_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_qu%E1%BB%91c_gia

Tổng sản phẩm nội địa GDP

Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ national gross domestic product NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product RGDP hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
Đối với các đơn vị hành chính khác của Việt Nam thông thường ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh, huyện, v.v
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP=C + G + I + NX
Trong đó:
  • C là tiêu dùng của hộ gia đình
  • G là tiêu dùng của chính phủ
  • I là tổng đầu tư
I=De+In
De - depreciation là khấu hao
In - net investment là đầu tư ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của tư bản hiện vật)
  • NX là cán cân thương mại
NX=X-M
X (export) là xuất khẩu
M (import) là nhập khẩu

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_s%E1%BA%A3n_ph%E1%BA%A9m_n%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%8Ba 

Mẹo dễ nhớ Incoterms 2010

11 điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm, bạn có thể nhớ câu "Em Fải Cố Đi" - 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong Incorterm 2010: E, F, C, D. 

1. Nhóm E-EXW-Ex Works-Giao hàng tại xưởng
Giờ tôi có một lô hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm và chi phí nào về lô hàng; từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủ tục (muốn bán hàng mà không muốn hoặc không đủ khả năng làm bất cứ việc gì) thì tôi sử dụng điều kiện EXW.

2. Nhóm F
Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA, FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free - nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đó là nét cơ bản của nhóm F. Vậy đâu là cơ sở để phân biệt FOB, FCA, FAS. Xin trả lời, cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu:

2.1.FCA-Free Carrier-Giao hàng cho người chuyên chở:
Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? - Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier, Free Carrier - Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên.

2.2 FAS-Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu:
Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu. Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.

2.3 FOB-Free on Board-Giao hàng lên tàu:
Ở điều kiện FAS trách nhiệm của người bán là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.

Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F , hãy nhớ 2 điểm quan trọng:
- Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA--------->FAS--------->FOB
- Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.

Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm. Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở.Vậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chắn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ cost từ cước phí.

3. Nhóm C
Như vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở. Và những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C.

3.1 CFR-Cost and Freight-Tiền hàng và cước phí:
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

3.2 CIF-Cost-Insurance and Freight-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí:
Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngoài việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC (C) - 110% giá trị hàng hóa giao dịch. Bí quyết để nhớ CIF vối các điều kiện khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm
Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) + (CIF x R) = (FOB+F)/(1-R)

Có những doanh nghiệp mua hàng muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT, CIP.

3.3 CPT-Carriage padi to-Cước phí trả tới:
CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định).
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.

3.4 CIP-Carriage and insurance paid to-Cước phí và bảo hiểm trả tới:
CIP = CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
= CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :

Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.
Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ------->>> CIF------->>> CPT------->>> CIP
CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy
CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức

Ta thấy 3 nhóm trên là tương đối đủ nhưng tại sao lại có thêm nhóm D?
Câu trả lời là có những yêu cầu mà điều kiện giao hàng, nó không nằm trong bất kỳ điều kiện nào trong các nhóm trên, hoặc phải áp dụng các điều kiện trên nhưng kèm theo là các điều khoản bổ sung.

4. Nhóm D

1. DAT-Delireres at terminal- Giao hàng tại bến:
Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao. Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm khác thì nên dùng điều kiện DAP hoặc DDP, vậy thì làm thế nào để phân biệt DAP và DDP...., câu trả lời nằm ở rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu.
- Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu thì nên sử dụng DAP
- Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì sử dụng DDP.

2. DAP-Delivered at place-Giao hàng tại nơi đến:
Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.

3. DDP -Delivered duty paid-Giao hàng đã thông quan nhập khẩu:
Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nơi đến và có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu ---> DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.

Một số lưu ý:
1. Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:
* Nhóm E, F: người mua. Địa điểm giao hàng tại nơi đến.
* Nhóm C, D: người bán. Địa điểm giao hàng tại nơi đi.
4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF: địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.

2. Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:* Nhóm E, F: người mua.
* Nhóm D: người bán.
* Nhóm C:
o CIF, CIP: người bán.
o CFR, CPT: người mua.

3. Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
Xuất khẩu:
* EXW: người mua.
* 10 điều kiện còn lại :người bán.
Nhập khẩu :
* DDP: người bán.
* 10 điều kiện còn lại là người mua.

Quy trình thanh toán bằng LC

Quy trình thanh toán L/C thông thường gồm các bước sau:

1.        Hai bên ký kết hợp đồng thương mại.
2.        Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán.
3.        Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở.
4.        Ngân hàng thông báo L/C thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người bán.
5.        Người bán xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng.
6.        Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng thông báo để được thanh toán.
7.        Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
8.        Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với  L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ.
9.        Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán.
10.   Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua.
11.   Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C.
12.   Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
Trong quá trình thanh toán L/C nên lưu ý một số điểm sau:
1.        Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến 100% giá trị L/C).
2.        L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá.
3.        Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ  và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán. Các loại chứng từ thường gặp:
-       Bill of Lading – B/L (Vận đơn);
-       Invoice (Hoá đơn);
-       Packing List (Bảng kê chi tiết hàng hoá đóng thùng);
-       Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc);
-       Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng);
-       Shipping Documents(Chứng từ giao hàng);
-       Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật);
-       Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói);
-       …
4.        Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán. Trường hợp này có thể được giải quyết như sau:
-       Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán.
-       Người bán viết thư cam kết bồi thường.
-       Người bán điện  cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
-       Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.

Nguồn: http://plf.vn/vn/plf-va-doanh-nghiep/thuong-mai/Quy-trinh-thanh-toan-L-C-365

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Quy trình nhập khẩu hàng hoá

I. Tổng quan 
1.  Phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó. 
2. Có được nguồn hàng nhập thì ký kết hợp đồng ngoại thương. 
Trong hợp đồng ngoại thương sẽ quy định cụ thể phương thức thanh toán cũng như các giấy tờ cần thiết nhận hàng khi hàng về đến VN. 
Thường thì phương thức thanh toán sẽ là L/C.
II. Thanh toán qua L/C
L/C là 1 thư tín dụng, qua đó ngân hàng người mua cam kết sẽ thanh toán lô hàng cho ngưới bán thông qua ngân hàng người bán. 
Mở L/C bằng cách mang hợp đồng đến Ngân hàng và nộp tiền ký quỹ để mở L/C. Nếu công ty có quan hệ tốt và uy tín với Ngân hàng thì chỉ cần ký quỹ 10 hay 20% trị giá hợp đồng tùy theo Ngân hàng, khi hàng về sẽ thanh toán nốt phần còn lại hay có thể vay của Ngân hàng cũng được. Ngân hàng sẽ đứng ra thay công ty trong việc thanh toán cho phía nước ngoài.
Bộ chứng từ nhập khẩu đầy đủ gồm:
1 B/L gốc, 1 B/L copy
1 Invoice gốc, 1 Invoice copy (có sao y bản chính của Công ty)
2 Packing Lists
1 Contract sao y bản chính
1 Certificate of Origin để được hưởng thuế ưu đãi
1 bộ tờ khai Hải Quan (nếu list có nhiều hơn 9 mặt hàng thì bổ sung thêm Phụ lục tờ khai)
Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế.
3 Giấy giới thiệu
Đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu
Đây là những giấy tờ căn bản để có thể mở tờ khai. Trong một số trường hợp cụ thể cần thêm một số loại khác. Thanh toán thì thường dùng LC hoặc TT. 
III. Về việc nhận hàng: 
1. Trước khi hàng về đến Việt Nam, dù đi bằng đường không hay đường biển thì cũng sẽ có Giấy báo (tàu) đến (Arrival Notice) thông báo về chi tiết lô hàng cũng như thời gian, địa điểm mà hàng sẽ về đến Việt Nam kèm theo việc yêu cầu đến nhận hàng (kèm theo tiền để đóng lệ phí)
Các chứng từ cần thiết để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order)  được ghi chú rõ trong Giấy báo (tàu) đến.
2. Khi đã có D/O (delivery order), mang nó cùng một số chứng từ khác như Hợp đồng, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) v.v.. để ra Hải quan và mở Tờ khai Hải Quan. 
Các chứng từ này Ngân hàng bên bán sẽ gửi cho Ngân hàng của bên mua trước khi hàng về một thời gian để bên mua có thể kiểm tra và thông báo điều chỉnh nếu phát hiện lỗi của chứng từ (không khớp với hàng hóa, sai ngày, sai tên và địa chỉ buyer,...). Muốn có chứng từ này thì bên mua phải nộp tiền để Ngân hàng của bên mua ký hậu, chuyển giao quyền nhận hàng lại cho bên mua.
3. Sau khi mở Tờ khai Hải quan thì Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa hàng hóa xem có đúng trong Hợp đồng, Invoice, Paking List cũng như C/O không, nếu đúng thì bên mua có thể giải phóng hàng hóa và chở về kho của mình, tùy theo mặt hàng mà chuẩn bị tiền đóng thuế ngay hay là đóng thuế sau một thời gian nào đó.
* Trình tự nhận hàng nhập khẩu
Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
1. Cảng nhận hàng từ tàu:
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng
- Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi vào Tally Sheet
- Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L
- Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet;
- Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.
2. Cảng giao hàng cho chủ hàng:
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng
- Chủ hàng làm thủ tục hải quan
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng.
Ðối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng
Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than quặng, thực phẩm…thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.
Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao hàng( D/O). Sau khi đối chiếu với Bản lược khai hàng hoá Manifest, cảng sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận cảng tại tàu để nhận hàng.
Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận bằng Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Ðối với tàu vẫn phải lập Tally sheet và ROROC như trên.
Ðối với hàng nhập bằng container
1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá 9 chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
2. Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.

Nguồn: http://www.dichvuxuatnhapkhau.vn/kien-thuc-xnk/274-quy-trinh-day-du-de-xuat-nhap-khau-hang-hoa.html

Top 9 nhà nghỉ giá rẻ Đà Nẵng chất nhất, đáng đồng tiền bát gạo nhất ngay sát sông Hàn

Đây là top 9 nhà nghỉ hostel giá rẻ tại Đà Nẵng tuyệt vời, xứng đáng nhất mà mình đã chọn ra cho kế hoạch "xách balo lên và đi" ...