Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Doanh nghiệp FDI ?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài 
(tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI
        Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
        Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Các hình thức FDI
·        Phân theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động
    Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
·        Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán
    Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
·        Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên
    Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v...
Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

Nguồn: wikipedia

20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay

1. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 
 http://agribank.com.vn/


2. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  http://www.bidv.com.vn/


3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 
 http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html


4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 
 www.vietcombank.com.vn


5. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU  www.acb.com.vn


6. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 
 www.sacombank.com.vn


7. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 
 www.techcombank.com.vn


8. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 
  www.eximbank.com.vn


9. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN  www.scb.com.vn


10. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM 
 https://vib.com.vn/default.aspx


11. TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM 
 www.pvfc.vn


12. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI  www.militarybank.com.vn


13. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
 www.mhb.com.vn


14. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á 
 www.seabank.com.vn


15. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI  www.habubank.com.vn


16. NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HSBC VIỆT NAM 
 http://www.hsbc.com.vn/1/2/home


17. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM 
 www.vpb.com.vn


18. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI -  www.msb.com.vn


19. TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 
 www.scic.vn


20. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á 
 www.dongabank.com.vn

 Nguồn: www.thuongmai.vn

Quà cho anh - Miu Lê



Muốn có tha thiết một đôi mắt hiền 

Muốn có ấm áp một bờ vai êm 
.................

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Qua-Cho-Anh-Miu-Le/ZW6IC8DB.html





Mặt trăng Xử Nữ và mặt trời Kim Ngưu

Sự kết hợp này giúp bạn có nét quyến rũ đặc trưng, sự trưởng thành, cân bằng và biết cư xử. Tuy nhiên, nếu Mặt trời và Mặt trăng của bạn bị tạo nhiều góc hợp căng thẳng, bạn có thể gặp chút rắc rối bởi sự pha trộn giữa Kim Ngưu cố chấp, thực dụng và Xử Nữ lạnh lùng, lý trí. Có tiềm năng vô cùng lớn, nhưng bạn luôn cần ai đó thúc đẩy mình hành động. Dù vậy, một khi đã vượt qua được sức ì của bản thân, thì bạn sẽ “lăn” đi với tốc độ và năng lượng rất đáng nể, nhất là trong lĩnh vực bạn thực sự đam mê.
Với bản tính ham học hỏi, bạn tiếp thu rất nhanh và ghi nhớ lâu. Bạn ham thích đọc sách, và nhiều lúc có thể nắm bắt được những khía cạnh mà đa số mọi người dễ dàng bỏ qua. Đôi khi bạn phàn nàn, ca thán về cuộc sống hiện tại của bản thân, nhưng nếu không có những khó khăn ấy, bạn có thể đã không dốc hết sức để đạt được thành công mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Những hoàn cảnh trớ trêu là thứ đánh thức năng lực và ý thức của bạn trong công việc. Nếu phải một mình đối mặt với thử thách, bạn sẽ dễ dàng vượt qua nó nhờ trí thông minh và tư duy thực tế. Khi hiểu rõ khả năng của bản thân, kết quả mà bạn đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn từng mơ tưởng.
Mặc dù rất cứng đầu và không thích nghe ai bảo mình phải làm gì, nhưng thường bạn có xu hướng nhận vị trí làm người hỗ trợ, nhân viên hơn là lãnh đạo, đơn giản bởi vì bạn không quá hứng thú với vai trò kiểm soát, thứ thường đi kèm với một trách nhiệm nặng nề. Bạn có khí chất, sức hấp dẫn cùng với con mắt nhìn người tinh tường. Những nét tính cách nàycho phép bạn tận dụng sự quyến rũ và khả năng giao tiếp khéo léo của mình để làm cuộc sống dễ dàng, thoải mái hơn.

Nguồn: http://lovedia.vn/mat-trang-xu-nu-va-su-ket-hop-voi-12-cung-mat-troi.html

Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:
Chuyển tiền bằng:
1.Chuyển tiền bằng Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance).
2.Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document).
3.Nhờ thu (Collection). 
4.Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).
1.Chuyển tiền:
Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương). Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.
 
2.Trả tiền lấy chứng từ:
Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:
2.1. Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.
2.2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D
Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
3.Nhờ thu:
Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Có hai loại nhờ thu:
3.1. Nhờ thu chấp nhận chứg từ (D/A: Document Acceptance)
3.2. Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
Quy trình cụ thể như sau:
Sau khi gửi hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá kèm theo Hối phiếu (Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) cho ngân hàng mà mình nhờ thu (Remitting bank). Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc thông qua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua (Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gởi bản sao của bộ chứng từ và hối phiếu cho người mua. Nếu là nhờ thu chấp nhận chứng từ thì người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu. Nếu là nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi.
4.Tín dụng thư:
Tên gọi & ký hiệu của Tín dụng thư
•Letter of credit: LOC, LC, L/C.
•Documentary credit: DC, D/C.
•Documentary letter of credit.
•Credit (được định nghĩa trong UCP 600).
Định nghĩa:
Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều kiện sau đây:
•Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC. Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm ..v.v
•Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
•Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
Nói một cách ngắn gọn, một L/C là:
•Một loại chứng từ thanh toán
•Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.
•Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
•Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản.
Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC.
LC cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền bằng cách mua lại LC. LC được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn. LC cũng được dùng trong quá trình phát triển điền sản để bảo đảm rằng những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, ke chắn sóng ..v.v) sẽ được xây dựng.
Các bên liên quan luôn luôn tồn tại trong LC:
•Người thụ hưởng (Beneficiary): người nhận tiền.
•Ngân hàng phát hành(opening/issue bank): Ngân hàng mà người nộp đơn xin mở LC.
•Ngân hàng thông báo(advising bank): Ngân hàng mà người thụ hưởng là khách hàng.
Tuy nhiên, người nộp đơn xin mở LC không phải là một bên trong LC.
Hầu hết các LC được sử dụng hiện nay là L/C không hủy ngang. Trong quá trình tiến hành giao dịch, LC kết hợp những chức năng thông thường của séc và ký quỹ trực tiếp.
Một giao dịch L/C điển hình:
•Ngân Hàng mở/phát hành sẽ chọn một ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Thường thì ngân hàng này có quan hệ tốt với ngân hàng mở/phát hành hoặc là đại lý/chi nhánh của ngân hàng này.
•Ngân hàng thông báo sẽ thông báo đến người thụ hưởng L/C (thường là người bán/người xuất khẩu) là L/c đã được mở kèm theo nội dung của L/C. Nếu người thụ hưởng chấp nhận hoặc yêu cầu sửa chữa thì báo cho ngân hàng thông báo ---> thông báo cho ngân hàng phát hành để phát hành hoặc chỉnh sửa.
•Sau khi chấp nhận nội dung L/C thì người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ.
•Người Xuất khẩu gởi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo
•Ngân hàng thông báo gởi bảng copy bộ chứng từ cho Ngân hàng mở/phát hành kiểm tra.
•Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng mở/phát hành tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu (thụ hưởng) và lấy bộ chứng từ thông qua ngân hàng thông báo
Các loại tính dụng thư:
•Thư tín dụng có thể huỷ ngang (revocable L/C): loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang
•Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C)
•Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)
•Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C)
•Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C)
Mở L/C:
Mở một L/C hoàn toàn không dễ dàng, ngân hàng thường căn cứ vào những đặc điểm sau:
•Đặc điểm của hàng hóa xuất nhập khẩu.
•Khả năng tài chính và uy tín của người mở L/C.
•Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của người mở L/C.
•Tùy theo quy định của ngân hàng và pháp luật của nước sở tại.
Chi phí của một L/C mà người nhập khẩu phải trả thường là một khoản phí cố định cộng thêm phần trăm (và có thể có hoa hồng). Chi phí L/C của nhà nhập khẩu thường tăng trong một số trường hợp phổ biến sau:
•Yêu cầu ngân hàng của mình (Ngân Hàng Mở/phát hành): phát hành thư bảo lãnh, thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc theo L/C.
Đối với người xuất khẩu, họ sẽ phải trả nhiều loại chi phí. Chi phí L/C của nhà xuất khẩu thường tăng trong một số trường hợp phổ biến sau:
•L/C không thể trả ngay.
•Nghiệp vụ tín dụng thư có nhiều hơn 2 ngân hàng tham gia.
•Người xuất khẩu yêu cầu xác nhận tín dụng thư.
•Chứng từ không thống nhất, hoặc cần thiết phải bổ sung hay sửa đổi.

Nguồn: http://www.lfb.vn/thuong-mai-quoc-te/178-cac-hinh-thuc-thanh-toan-quoc-te.html

Top 9 nhà nghỉ giá rẻ Đà Nẵng chất nhất, đáng đồng tiền bát gạo nhất ngay sát sông Hàn

Đây là top 9 nhà nghỉ hostel giá rẻ tại Đà Nẵng tuyệt vời, xứng đáng nhất mà mình đã chọn ra cho kế hoạch "xách balo lên và đi" ...